Phân loại rác tại nguồn – Tái chế rác thải – từ cơ chế đến hành động: Giảm “nhiệt” cho môi trường

Song song với tốc độ phát triển kinh tế – xã hội, thì hiện nay rác thải đang gây áp lực ngày càng lớn tới môi trường. Theo số liệu điều tra thực trạng rác quốc gia gần đây, “nhựa” “bao bì nhựa” là những từ khóa đang được quan tâm nhiều nhất. Vậy đâu là bài thuốc giảm “nhiệt” cho môi trường?

Rác thải bao bì chi phối môi trường và tâm trạng con người

Biểu đồ thực trạng rác thải đang đặt ra không tương thích giữa khối lượng rác thải ra với khả năng tái chế. Bên cạnh đó, một thực tế dễ nhận thấy là chúng ta đang có xu hướng bi quan về các vấn đề môi trường. Hơn một nửa số người được hỏi có đáp án không tự tin về tái chế.

Thực tế vấn đề quản lý rác thải nhựa và bao bì vốn không còn xa lạ với Việt Nam. Để giải quyết vấn đề này, các giải pháp thường xoay quanh 3 hạng mục quan trọng:

  • Giáo dục, nâng cao nhận thức về rác và phối hợp hành động từ các bên liên quan bao gồm Chính phủ, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và người dân;
  • Thúc đẩy cải tiến bao bì, hướng đến sử dụng các vật liệu bền vững, thân thiện với môi trường;
  • Đặc biệt đánh giá cao phân loại và tái chế.

Tất nhiên chưa kể đến các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ; nhất là hoàn thiện chính sách thu hút nhà đầu tư trong lĩnh vực tái chế rác thải.

Cho rác thải bao bì một vòng đời mới

Câu chuyện rác, bao bì đã qua sử dụng chỉ trở thành rác thải – vật bỏ đi – nếu chúng không được xử lý và xả thẳng ra bãi rác hoặc đại dương là một câu chuyện không mới, thậm chí đã trở nên quá quen thuộc. Thế nhưng, CHƯA BAO GIỜ LÀ CŨ.

Nhiều người trong số chúng ta đều biết, bao bì có thể được tái chế trở thành vật liệu có ích cho xã hội. Bao bì sản phẩm từ vật dụng thân thiện có thể tái chế và được tái chế, mang lại những giá trị khó ngờ, được đánh giá ở tầm tài nguyên. Như vậy, việc nỗ lực trong công nghệ sản xuất bao bì, phân loại và tái chế, chúng ta đang ném nguồn tài nguyên đó ra môi trường, vào hố chôn lấp và gây ra rất nhiều hệ lụy khủng khiếp từ rác.

Trong một khảo sát gần đây, đa số người dân cho rằng họ chưa phân loại rác vì chưa biết điểm thu gom rác tái chế ở đâu. Hơn 70% người được hỏi cho biết, động lực để họ thực hiện phân loại rác vì sự quan ngại về vấn đề môi trường; số người tham gia đứt gãy tương đương 2/3 và chỉ 13,8% phân loại thường xuyên.

Tuy nhiên, khảo sát cũng mở ra một hy vọng tươi sáng với 92.6% những người tham gia ý thức được phân loại rác tại nguồn là mô hình khả thi nhất. Đây là một tín hiệu mang thông điệp rác đang bắt đầu được nhìn nhận theo cách: Không phải để… vứt đi!

Kết nối vì một Việt Nam xanh

Trong một nỗ lực hành động giảm gánh nặng về rác thải bao bì, Việt Nam đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện, đặc biệt Chỉ thị 33/CT-TTg được Thủ tướng Chính phủ ký ngày 20/8/2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa là cơ sở pháp lý quan trọng liên quan đến hoạt động này.

Bên cạnh đó, nhiều chiến dịch, phong trào cũng được phát động nhằm khuyến khích sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế nhựa dùng một lần.

Rác thải bao bì đều có thể có một “cuộc sống mới” thay vì bị chôn vùi hàng trăm năm trong lòng đất hoặc vào lò đốt. Kể cả với lò đốt sinh điện năng thì giá trị thu được vẫn là kém xa nếu như cho rác tái sinh thêm vòng đời. Tái chế nhôm tiết kiệm tới 95% năng lượng so với khai thác nhôm mới. Vỏ hộp sữa giấy có thể tái chế thành giấy vệ sinh hay tấm lợp nhôm. Và chai nhựa có thể quay về làm áo phông, nội thất, hoặc chai nhựa mới…

Về phía doanh nghiệp, một số nhà sản xuất đã đi đầu trong việc cho ra đời sản phẩm dựa theo nguyên lý về kinh tế tuần hoàn từ khâu thiết kế, sản xuất, thu gom và tái chế bao bì. Trong xây dựng tầm nhìn phát triển, nhiều doanh nghiệp cùng chung mong muốn góp phần “Vì một Việt Nam xanh – sạch – đẹp”. Được thành lập vào năm 2019 bởi các Công ty thành viên, Liên minh Tái chế bao bì PRO Việt Nam hiện đã thu hút 19 thành viên và con số dự báo vẫn tiếp tục phát triển. Điều này cho thấy, Liên minh PRO Việt Nam cùng các thành viên có trách nhiệm với môi trường đã tìm đến nhau trong một quan điểm chung thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và đẩy lùi ô nhiễm rác thải bao bì vào quá khứ.

Ở một động thái khác, công cụ chính sách mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất (EPR) được đưa vào Luật Bảo vệ môi trường 2020 với yêu cầu nâng cao tỷ lệ thu gom, tái chế sẽ mở ra cơ hội phát triển cho ngành công nghiệp tái chế Việt Nam, qua đó giải quyết vấn nạn môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh và hướng tới xây dựng nền kinh tế tuần hoàn. Đây sẽ là những viên gạch đầu tiên xây dựng ngành công nghiệp tái chế, thu hút đầu tư, tiết giảm chi phí do sử dụng nguyên liệu giá thấp trong nước.

Và nỗ lực kết nối để thúc đẩy tái chế của PRO Việt Nam sẽ không bao giờ dừng lại. Khát vọng vì một Việt Nam xanh – sạch – đẹp sẽ đủ lớn để PRO Việt Nam và các thành viên vượt qua mọi khó khăn, đạt tới mục tiêu “Vào năm 2030 tất cả bao bì do các thành viên trong Liên minh đưa ra tiêu thụ trên thị trường đều sẽ được thu gom và tái chế”, góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn đi đôi với sống xanh bền vững.

Theo Báo Tài Nguyên và Môi trường

Hỗ trợ khách hàng

saithanh.moitruong@gmail.com

0867 836 526

Gọi ngay
Chat zalo
Báo giá bao-gia