Cà Mau không sử dụng túi nilong khó phân hủy

Cà Mau vừa ban hành Kế hoạch số 169/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2023, nhằm giảm thiểu túi nilong.

Theo đó, Cà Mau đề ra mục tiêu phấn đấu 60% doanh nghiệp, cơ sở trong khu, cụm công nghiệp, làng nghề được phổ biến, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững. Phấn đấu 50% siêu thị, trung tâm thương mại không sử dụng túi nilong khó phân hủy; chuyển đổi sử dụng các sản phẩm bao bì thân thiện với môi trường, thay thế dần sản phẩm bao bì nhựa dùng một lần, khó phân hủy…

Trong năm 2024, Tỉnh sẽ thực hiện Kế hoạch số 174, với mục tiêu phấn đấu 65% doanh nghiệp, cơ sở trong khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp được phổ biến, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Cà Mau: Không sử dụng túi nilon khó phân hủy                                                                                            Nhà máy đạm Cà Mau đã có những giải pháp nhằm sử dụng năng lượng hiệu quả trong sản xuất

Để hưởng ứng kế hoạch, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã có những hành động cụ thể, thiết thực. Đơn cử như “Chương trình thu cũ đổi mới” của Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ và Ðầu tư Âu Mỹ được thực hiện tại nhiều tỉnh, thành phố trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL). Theo đó, kể từ ngày 22/7 đến nay, cứ 10 bao bì cũ sản phẩm chế phẩm sinh học AEC Copefloc, bà con sẽ đổi lấy 1 sản phẩm Copefloc mới, trị giá 180.000 đồng.

Ông Lê Thanh Thiết – Giám đốc điều hành Công ty Âu Mỹ – cho biết: Mặc dù chương trình còn ở quy mô nhỏ, nhưng là điểm nhấn để cả doanh nghiệp và người tiêu dùng nhận thấy sản xuất, kinh doanh phải có trách nhiệm với xã hội; định hướng kinh doanh phải mang tính bền vững, không ảnh hưởng đến môi trường.

Trong khi đó, tại Công ty Cổ phần LandviFood (ấp 2, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình), chuyên sản xuất các mặt hàng gia vị, trong đó có tương ớt, tương cà, tương đen, sa tế, muối tôm. Anh Nguyễn Hoàng Ðão, Tổng giám đốc Công ty LandviFood – cho biết: Công ty bảo vệ môi trường theo hướng hữu cơ ở các mặt hàng nông sản. Sau khi sơ chế hoặc chế biến, xác của tương ớt hoặc tương cà sẽ được ủ làm phân hữu cơ để bón cho các loại cây trồng, không làm ảnh hưởng tới môi trường. Vì vậy, công ty luôn chấp hành tốt từ khâu chế biến sản phẩm cho tới xác của sản phẩm đều ủ một cách an toàn, đã được các ngành chức năng kiểm định.

Nhà máy Đạm Cà Mau – đơn vị chuyên cung ứng sản phẩm phân bón chất lượng công nghệ cao được sản xuất từ dây chuyên hiện đại, thiết bị, máy móc tân tiến – luôn đảm bảo hài hòa năng lượng tiêu thụ ở mức cho phép. Điều này đến từ nỗ lực bảo trì, bảo dưỡng vận hành nhà máy an toàn. Tất cả các nguồn thải đều được xử lý và đáp ứng tiêu chuẩn ISO 14001:2015 trước khi thải ra môi trường. Chất thải rắn, chất thải nguy hại đều được thu gom và xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Có thể nhận thấy, các kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững của Cà Mau đã hướng đến nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về sản xuất và tiêu dùng bền vững; huy động sự tham gia, đóng góp của mọi thành phần trong xã hội, phát huy vai trò của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Được biết, các trung tâm thương mại hay một số doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn TP. Cà Mau đang dần hướng đến tiêu dùng xanh, bảo vệ môi trường, như bó rau bằng lá chuối, hạn chế, tiến tới không sử dụng túi nilong khó phân hủy… Ngoài ra, hàng năm, địa phương phát động, ra quân quét dọn vệ sinh bảo vệ môi trường. Nhờ vậy, người dân đã ý thức hơn trong việc phân loại rác, như vô cơ hay hữu cơ, để đốt hoặc ủ làm phân bón rau…

Theo Báo Công Thương

Hỗ trợ khách hàng

saithanh.moitruong@gmail.com

0867 836 526

Gọi ngay
Chat zalo
Báo giá bao-gia