Tp.HCM phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ xử lý chất thải sinh hoạt bằng công nghệ mới (đốt phát điện) đạt được 80%; Và, tiến tới đạt được 100% năm 2030.
Theo Báo cáo của Sở TN&MT TP.HCM, năm 2019, TP.HCM phát sinh trung bình 9.200 tấn rác thải sinh hoạt mỗi ngày. 100% lượng chất thải này được lưu giữ, vận chuyển xử lý và tái chế đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. Phần lớn khối lượng chất thải sinh hoạt được xử lý bằng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh. Phần còn lại được xử lý bằng phương pháp đốt, sản xuất phân bón và tái chế.Tuy nhiên, tỷ lệ xử lý bằng phương pháp này còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu của Thành phố. Trong đó, chôn lấp tại Khu liên hợp xử lý rác thải Đa Phước trung bình 6.000 tấn/ngày; Khu Tây Bắc là 620 tấn/ngày; tái chế tại Công ty CP Vietstar là 1.300 tấn/ngày; Tái chế tại Công ty CP Tâm Sinh Nghĩa là 1.200 tấn/ngày.
Định hướng của TP.HCM trong công tác xử lý chất thải rắn đô thị đến năm 2030 sẽ hướng đến quản lý môi trường xanh. Ứng dụng công nghệ đốt phát điện để xử lý chất thải, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội bền vững và tăng trưởng xanh. Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc TN&MT TP.HCM cho biết, mặc dù, các bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt trên địa thành phố sử dụng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh, luôn đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật. Tuy nhiên, công nghệ chôn lấp chỉ phù hợp với điều kiện kinh tế của TP ở giai đoạn trước. Phương pháp này tồn tại hạn chế lớn nhất là phát sinh mùi hôi trong một số thời điểm. Vì vậy, Thành ủy, HĐND, UBND TP.HCM đã có nhiều kế hoạch để chuyển đổi công nghệ xử lý rác thải theo hướng hiện đại.
Cuối năm 2019, TP.HCM đã đồng loạt khởi công 2 nhà máy chuyển đổi công nghệ xử lý chất thải rắn. Nhà máy theo công nghệ đốt phát điện với tổng công suất 4.000 tấn/ngày tại Khu liên hợp xử lý chất thải Tây Bắc, huyện Củ Chi. Đồng thời, khởi công 1 nhà máy xử lý, tái chế chất thải công công suất 500 tấn/ngày tại Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước, huyện Bình Chánh. Dự kiến, TP sẽ khởi công xây dựng Nhà máy xử lý chất thải Tasco với công suất lớn. Công suất xử lý chất thải rắn sinh hoạt là 500 tấn/ngày, chất thải công nghiệp 500 tấn/ngày, chất thải nguy hại 120 tấn/ngày tại Khu liên hợp xử lý chất thải Tây Bắc. Cụ thể, ngày 11/11/2016, UBND TP.HCM đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ X về Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016 – 2020.
Bên cạnh đó, TP.HCM cũng đang hoàn tất quá trình thẩm định phương án chuyển đổi công nghệ xử lý rác thải khối lượng 2.000 tấn từ công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh sang công nghệ đốt, thu khí gas của Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam tại Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước. Ngoài ra, TP.HCM đã hoàn tất quá trình chuẩn bị để sẵn sàng đấu thầu rộng rãi lựa chọn nhà đầu tư có năng lực thực hiện dự án nhà máy xử lý rác thải bằng công nghệ đốt phát điện có công suất 1.000 tấn/ngày.
Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM, ông Nguyễn Toàn Thắng cho biết Sở TN&MT sẽ giám sát chủ đầu tư thực hiện đúng các nội dung đánh giá tác động môi trường do Bộ TN&MT thẩm định và phê duyệt trong quá trình xây dựng, vận hành các nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt theo công nghệ mới. Đồng thời, các thông số môi trường tại các nhà máy xử lý rác sẽ được được quan trắc tự động và chuyển số liệu về Sở TN&MT theo dõi, giám sát. Như vậy, đến năm 2021, TP.HCM sẽ giảm tỷ lệ chôn lấp rác xuống dưới 50% và đến năm 2025 xuống 20%.
Hiện nay, có 15 nhà đầu tư đề xuất được giao cải tạo lại 2 bãi rác đã đóng cửa. Đó là bãi Gò Cát và Đông Thạnh thành các dự án hạ tầng. TP.HCM sẽ tổ chức đấu thầu công khai để lựa chọn nhà đầu tư phù hợp, đủ năng lực. Đồng thời, Sở TN&MT đã tham mưu UBND TP.HCM ban hành Quy định mới về phương thức phân loại rác tại nguồn, từ 3 loại trước kia giờ thành 2 loại là nhóm có thể tái chế và nhóm rác còn lại. Việc này giúp phù hợp với công nghệ xử lý CTRSH mà TP đang tập trung triển khai thực hiện.
Hỗ trợ khách hàng
saithanh.moitruong@gmail.com0867 836 526