Cam kết của nhà sản xuất về tái chế bao bì sản phẩm

Nhà sản xuất “NSX” phải cam kết tái chế bao bì sản phẩm.

Theo Dự thảo Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi), các NSX phải cam kết tỷ lệ tái chế bao bì sản phẩm tối thiểu. Việc này giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giảm gánh nặng ngân sách cho việc xử lý rác thải.

Chiều 25/6, Bộ TN&MT phối hợp với Liên minh tái chế bao bì Việt Nam tổ chức hội thảo. Chủ đề hội thảo là về “Khung trách nhiệm mở rộng của Nhà sản xuất (EPR) trong dự thảo Luật BVMT sửa đổi.

Tỷ lệ tái chế bao bì sản phẩm của nước ta hiện khoảng 10%. Tỷ lệ này lại không tập trung vào các nhà sản xuất sản phẩm.

Trong vài thập kỷ qua Việt Nam có xu hướng phát triển kinh tế nhanh chóng điều này cũng đồng nghĩa với việc tăng nguồn rác thải. Bà Fanny Quertamp, cố vấn quốc gia tại Việt Nam của Liên minh châu Âu (EU) đưa ra 15 lý do để thực hiện trách nhiệm mở rộng của NSX đối với bao bì. Bà đưa ra 15 lý do để thực hiện trách nhiệm mở rộng của NSX đối với bao bì.

Về mặt môi trường, thực hiện EPR giúp nâng cao tỷ lệ thu gom, tái chế. Thúc đẩy NSX thiết kế bao bì thân thiện với môi trường hơn. Giúp sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo tồn nguồn nguyên liệu. Rác thải nhựa giảm dẫn đến giảm ô nhiễm môi trường.

Về mặt kinh tế, EPR giúp phát triển ngành công nghiệp tái chế. Đồng thời giảm phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu thô. Ngoài ra, môi trường sạch sẽ thúc đẩy phát triển du lịch.

Về mặt xã hội, EPR tạo ra việc làm giúp cải thiện đời sống người dân. Góp phần nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng về xử lý rác bao bì nhựa tại nhà.

Thêm nữa, EPR mang lại cho các gia đình một môi trường có lợi cho sức khỏe, giảm nguy cơ trong chuỗi thực phẩm.

Việc đưa trách nhiệm doanh nghiệp vào Luật BVMT sẽ nhanh chóng thúc đẩy các DN sớm có biện pháp trong việc giảm thiểu rác thải. Điều này vừa tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu chi phí xử lý chất thải.

 

 

 

Hỗ trợ khách hàng

saithanh.moitruong@gmail.com

0867 836 526

Gọi ngay
Chat zalo
Báo giá bao-gia