1. KHÁI NIỆM VỀ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP
Hiện nay, lượng chất thải phát sinh ngày càng nhiều. Do đó, công tác Quản lý chất thải rắn đang là vấn đề cấp thiết của xã hội.
Chất thải rắn gồm chất thải ở dạng rắn, phát sinh do hoạt động của con người và sinh vật. Chúng được thải bỏ khi chúng không còn hữu dụng ít hay khi con người không muốn sử dụng nữa.
Chất thải rắn công nghiệp (CTRCN) là chất thải dạng rắn được loại ra trong quá trình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác mà con người không muốn giữ lại.
Chất thải rắn bao gồm nguyên, nhiên liệu thừa, phế thải trong quá trình công nghệ, các loại bao bì đóng gói nguyên vật liệu và sản phẩm, những loại xỉ sau quá trình đốt, bùn từ hệ thống xử lý.
Các chất thải công nghiệp có thể ở dạng khí, lỏng, rắn. Lượng và loại chất thải phụ thuộc vào loại hình công nghệ và quy mô sản xuất của doanh nghiệp.
2. NGUỒN GỐC PHÁT SINH CỦA CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP
Các nguồn phát sinh chất thải rắn bao gồm
- Khu dân cư
- Khu thương mại (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ,…)
- Cơ quan, công sở (trường học, bệnh viện,….)
- Khu xây dựng phá hủy các công trình xây dựng
- Khu công cộng (nhà ga, bến tàu, sân bay, công viên,…)
- Nhà máy xử lý chất thải
- Công nghiệp
- Nông nghiệp
Trong quá trình sản xuất, bất kỳ ngành công nghiệp nào cũng đều phát sinh chất thải rắn. Công nghệ càng phát triển thì tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên càng nhiều. Đồng nghĩa với việc thải ra môi trường càng nhiều chất thải.
Ngày nay, nhiều ngành sản xuất công nghiệp cùng hoạt động nên chất thải rắn phát sinh cũng rất đa dạng và phức tạp về thành phần, khối lượng, nguồn phát sinh và mức độ nguy hại.
3. CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP
Thu gom là quá trình thu nhặt rác thải từ các hộ dân, công sở hay từ những điểm thu gom, đến điểm trung chuyển, trạm xử lý hay những nơi chôn lấp. Hệ thống thu gom được chia làm nhiều dạng tùy theo từng quan điểm, như: phân chia theo phương thức hoạt động, trang thiết bị sử dụng, loại chất thải rắn cần thu gom.
Theo phương thức hoạt động, hệ thống thu gom được chia làm 2 dạng:
- Hệ thống thu gom dùng thùng chứa di động thích hợp cho các nguồn phát sinh chất thải rắn có khối lượng lớn (trung tâm thương mại, nhà máy,…) lấy tải theo phương pháp thủ công.
- Hệ thống thu gom thùng chứa cố định, các xe thu gom áp dụng trong hệ thống này được trang bị thiết bị ép chất thải rắn làm giảm thể tích, tăng khối lượng chất thải rắn vận chuyển, lấy tải theo cả 2 phương pháp thủ công và cơ giới.
Phân loại CTRCN: đối với CTRCN nguy hại, bắt buộc phải được phân loại tại nguồn và lưu giữ riêng theo quy định, không được để lẫn chất thải rắn thông thường. Nếu để lẫn chất thải rắn nguy hại vào chất thải rắn thông thường thì hỗn hợp chất thải rắn đó sẽ trở thành chất thải nguy hại phải được xử lý như chất thải rắn nguy hại. Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải rắn phải có trách nhiệm thực hiện phân loại chất thải tại nguồn.
4. CÔNG TÁC XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải rắn; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong chất thải rắn.
Phương pháp cơ học: nhằm làm giảm kích thước các thành phần chất thải rắn đô thị. Có thể sử dụng làm phân compost hoặc sử dụng cho các hoạt động tái sinh. Các thiết bị thường sử dụng là: búa đập, kéo cắt bằng thủy lực, máy nghiền
Phương pháp nhiệt: Sử dụng nhiệt để tiêu hủy hoàn toàn chất thải rắn là phương pháp rất hiệu quả và đang được áp dụng phổ biến bởi tính ưu việt của nó
Các hệ thống nhiệt thường được sử dụng:
- Hệ thống thiêu đốt
- Hệ thống nhiệt phân
- Hệ thống khí hóa
Phương pháp sinh học và hóa học: Các quá trình được sử dụng là: quá trình ủ phân hiếu khí, quá trình phân hủy chất thải lên men kỵ khí, quá trình chuyển hóa hóa học. Sau các quá trình này thu được khí biogas có chứa khí metan có thể lưu trữ và vận chuyển dễ dàng.
Hỗ trợ khách hàng
saithanh.moitruong@gmail.com0867 836 526