Nâng năng lực xử lý nước thải đô thị

Là đô thị lớn và đông dân nhất nước, TP Hồ Chí Minh chịu nhiều sức ép về xử lý nước thải sinh hoạt từ khu dân cư và từ các cơ sở sản xuất. Viễ này gây ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Hướng tới mục tiêu xử lý nước thải đô thị, thành phố đang thúc đẩy triển khai các dự án đầu tư trong lĩnh vực này.

nang-nang-luc-xu-ly-nuoc-thai-do-thi
Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè có nguy cơ tái ô nhiễm.

Mỗi ngày, TP Hồ Chí Minh có hơn một triệu mét khối nước thải sinh hoạt đô thị xả thải ra môi trường. Tuy nhiên chỉ một phần trong số đó được thu gom, xử lý. Hiện, thành phố đang vận hành Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng (huyện Bình Chánh) công suất 141.000 m3/ngày.  Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân) công suất 46.000 m3/ngày. Nhà máy Tham Lương – Bến Cát (quận 12) đang chạy một phần công suất với 131.000 m3/ngày.

Tỷ lệ xử lý nước thải đô thị của thành phố mới chỉ đạt 13,2% tổng lượng xả thải. Ðây là nguyên nhân dẫn đến Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016 – 2020 của TP Hồ Chí Minh có hai chỉ tiêu không hoàn thành (80% tổng lượng nước thải sinh hoạt đô thị được thu gom và xử lý tập trung đạt quy chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường; giảm 90% tải lượng chất ô nhiễm vượt thải vào nguồn nước mặt).

Năng lực xử lý nước thải còn hạn chế khiến tình trạng ô nhiễm nguồn nước vẫn là thách thức của TP.HCM. Vẫn cònnhững dòng sông, kênh, rạch bị ô nhiễm nhiều năm chưa được cải tạo. Tình trạng những dòng kênh đã được cải tạo vẫn có nguy cơ tái ô nhiễm trở lại. Ðơn cử, kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè là công trình tiêu biểu của thành phố về công tác chỉnh trang đô thị, cải tạo môi trường. Nhưng nay dòng kênh này đang có dấu hiệu tái ô nhiễm ở một vài đoạn. Nguyên nhân do nước thải từ các hộ dân dọc kênh này chưa được thu gom xử lý triệt để.

Theo PGS, TS Phùng Chí Sỹ, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (ENTEC), do đầu tư chưa đồng bộ, hệ thống mới, cũ đan xen cho nên việc thu gom nguồn nước thải đô thị của thành phố gặp nhiều trở ngại. Muốn hoàn chỉnh được hệ thống này phải tốn rất nhiều kinh phí. Đặc biệt phải sử dụng nguồn vốn vay của nước ngoài. Trong khi đó, thủ tục đầu tư dự án xử lý nước thải đô thị còn rườm rà. Chúng liên quan nhiều lĩnh vực cho nên việc triển khai dự án còn chậm.

TP Hồ Chí Minh đặt ra mục tiêu đến năm 2025 toàn bộ nước thải sinh hoạt của thành phố sẽ được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi xả thải ra môi trường. Thành phố hiện đang thi công giai đoạn 2 Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng. Nâng công suất nhà máy này lên 469.000 m3/ngày. Nâng cấp, mở rộng Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa lên công suất 180.000 m3/ngày. Nếu hai nhà máy này đưa vào hoạt động, thành phố sẽ nâng tỷ lệ xử lý nước thải >60%. Dự kiến cuối năm 2021, thành phố sẽ khởi công Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Tổng vốn đầu tư 524 triệu USD, công suất xử lý 480.000 m3/ngày.

TP Hồ Chí Minh đang kêu gọi đầu tư xây dựng tổng cộng 12 nhà máy xử lý nước thải với công suất xử lý khoảng ba triệu mét khối nước thải mỗi ngày. Trong đó, Nhà máy Tây Sài Gòn công suất 150.000 m3/ngày. Nhà máy Bắc Sài Gòn 1 công suất 170.000 m3/ngày… Ngoài ra, Sở Xây dựng thành phố sẽ tập trung điều chỉnh các nhà máy Tây Sài Gòn (công suất 150.000 m3/ngày), Tân Hóa Lò Gốm (công suất 300.000 m3/ngày), Bình Tân (công suất 180.000 m3/ngày) thành một nhà máy tại Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân) để đầu tư.

UBND thành phố Hồ Chí Minh đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng thành phố và UBND các quận, huyện, TP Thủ Ðức khẩn trương rà soát quỹ đất, cắm ranh mốc tại các vị trí dự kiến xây dựng nhà máy xử lý nước thải đô thị theo quy hoạch. Đơn giản hóa thủ tục hành chính. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia.

Một trong những giải pháp của TP Hồ Chí Minh đưa ra nhằm giải quyết hiệu quả tình trạng xả thải là thu phí dịch vụ xử lý nước thải. Tháng 6 vừa qua, thành phố chính thức ban hành Giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố giai đoạn 2022 – 2025. Lộ trình thu phí dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải tính trên giá nước cấp như sau:

  • Năm 2022 là 15%,
  • Năm 2023 là 20%,
  • Năm 2024 là 25%,
  • Năm 2025 là 30%.

Ðối tượng áp dụng là các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình có hoạt động xả nước thải sinh hoạt vào hệ thống thoát nước, nguồn tiếp nhận (sông, suối, kênh, rạch, ao, hồ, đầm, phá, biển…). 

Việc tiến hành thu phí nhằm bảo đảm nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. Góp phần giảm gánh nặng ngân sách thành phố. Đảo đảm nguồn chi trả nợ vay bằng nguồn vốn ODA. Ðiều này còn góp phần khuyến khích người dân sử dụng nước tiết kiệm, tránh lãng phí.

Theo báo Nhandan.vn

Hỗ trợ khách hàng

saithanh.moitruong@gmail.com

0867 836 526

Gọi ngay
Chat zalo
Báo giá bao-gia