Nhà máy xử lý nước thải sắp chết yểu vì không có… nước thải

Nhà máy xử lý nước thải “NMXLNT” tại Khu công nghiệp (KCN) Khánh Phú (tỉnh Ninh Bình) có tổng mức đầu tư 225 tỉ đồng, công suất 45.600m3/ngày đêm. Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, nhà máy này đang đứng trước nguy cơ “chết yểu” do không có nguồn nước thải vào để xử lý.

Hoạt động cầm chừng do ít nước thải

Đây là một trong những nhà máy đầu tiên trong cả nước thực hiện xã hội hóa về đầu tư nhằm xử lý nước thải cho các doanh nghiệp trong KCN Khánh Phú từ loại B về loại A rồi thải ra môi trường.

Nhà máy là cần thiết đối với một KCN lớn như KCN Khánh Phú. Dự án khởi công vào cuối năm 2009. Dự kiến đến năm 2010, nhà máy hoàn thành giai đoạn I. Và đi vào hoạt động với công suất 15.000m3/ngày đêm. Tuy nhiên, từ khi đi vào hoạt động, công suất xử lý của nhà máy chỉ đạt 15-20%. Đến thời điểm hiện tại nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng, khoảng (7% công suất).

Nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng do thiếu nguồn nước thải để xử lý. Ảnh: NT

Nguyên nhân nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng

Theo đại diện lãnh đạo Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Thành Nam (chủ đầu tư), nguyên nhân nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng là do một số nhà máy, công ty trong KCN Khánh Phú không xả thải qua nhà máy; Hệ thống đường ống, cống rãnh dẫn nước thải trong KCN chưa hoàn chỉnh và không đấu nối được giữa nhà máy với các công ty, doanh nghiệp trong khu vực…

Nhiều công ty, doanh nghiệp thực hiện việc đấu nối đường ống dẫn nước thải về nhà máy để xử lý nhưng cả tháng không có 1 m3 nước thải nào dổ về nhà máy xử lý. Ảnh: NT

“Do lượng nước thải ít nên nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng. Điều này dẫn đến không đủ chi phí hoạt động nên phải cắt giảm nhân công. Giảm từ 30 người nay chỉ còn 7 người. Ban lãnh đạo nhà máy từng kiến nghị xin dừng hoạt động nhà máy.

Tìm biện pháp duy trì hoạt động của nhà máy xử lý nước thải

Doanh nghiệp tại KCN Khánh Phú lén lút xả thải trực tiếp ra môi trường. Lượng nước thải sụt giảm. Cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình lập biên bản xử lý nhiều lần. Các Nhà máy vi phạm như: Nhà máy đạm Ninh Bình, Công ty TNHH may Nienhsing Ninh Bình…

“Các nhà máy đều ký hợp đồng với nhà máy của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ có thể kiểm tra lượng nước thải đổ về nhà máy để xử lý qua đồng hồ công tơ. Chúng tôi không thể vào trực tiếp từng công ty hay doanh nghiệp để kiểm tra cụ thể được. Nguồn nước thải được thải đi đâu chúng tôi không nắm được.” – đại diện lãnh đạo nhà máy Thành Nam nói.

Giai đoạn II của nhà máy phải bỏ dở dang. Ảnh: NT

Cũng theo vị này cho hay, trước đây, mỗi ngày có bình quân từ 5.000-6.000m3 nước thải từ Nhà máy đạm Ninh Bình thải qua nhà máy để xử lý thì nay chỉ còn chưa đầy 1.000m3/ngày đêm.

Tình trạng ô nhiễm môi trường tại KCN Khánh Phú đã tồn tại từ nhiều năm nay; Trong đó chủ yếu là ô nhiễm từ khói bụi và nước thải. Một số doanh nghiệp lén lút xả thải trực tiếp ra môi trường đã gây ra tình trạng ô nhiễm cục bộ một số nơi, dẫn đến nhân dân bất bình, khiếu kiện… Trước tình trạng trên, UBND tỉnh Ninh Bình đã tổ chức nhiều buổi làm việc, tìm biện pháp nhằm duy trì và đảm bảo cho hoạt động của nhà máy.

Hiện mới chỉ có hơn 20 công ty, doanh nghiệp trong KCN Khánh Phú thực hiện đấu nối đường ống dẫn nước thải về nhà máy xử lý. Ảnh: NT

UBND tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo BQL các KCN tỉnh Ninh Bình làm việc với nhà thầu đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng trong KCN. Nhất là hệ thống dẫn nước thải từ các doanh nghiệp về nhà máy.

Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp trong KCN; Nghiêm cấm xả thải trực tiếp ra môi trường. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ cho hoạt động của nhà máy, nhất là trong giai đoạn hiện tại.

NGUYỄN TRƯỜNG | Báo Lao Động

Hỗ trợ khách hàng

saithanh.moitruong@gmail.com

0867 836 526

Gọi ngay
Chat zalo
Báo giá bao-gia