Hoàn thiện pháp luật để giảm rác thải nhựa

Gấp rút triển khai nhiều nội dung cho mục tiêu giảm rác thải 

Một đoạn sông ô nhiễm bởi rác thải
       Một đoạn sông ô nhiễm bởi rác thải

Tổng cục Môi trường chịu trách nhiệm xây dựng, hoàn thiện chế định quản lý chất thải rắn trong dự án Luật BVMT (sửa đổi). Xu hướng trong tương lai là xem chất thải nhựa là tài nguyên. Ban hành các quy định về quản lý chất thải nhựa. Rà soát, đề xuất sửa đổi Quyết định số 73/2014-TTg về danh mục phế liệu được nhập khẩu. Xu hướng chỉ nhập khẩu phế liệu sạch, có giá trị tái chế cao.

Một số nội dung được gấp rút triển khai trong 3 năm tới nhằm giảm thiểu rác thải gồm:

Rà soát, tiếp tục đề xuất và hoàn thiện các quy định về nhãn sinh thái;

Xây dựng hàng rào kỹ thuật môi trường đối với các sản phẩm, hàng hóa chưa hạt vi nhựa, túi nhựa,….

Đề xuất quy định pháp luật tái xuất hoặc trả lại phế liệu nhựa nhập khẩu

Nghiên cứu lộ trình cấm sản xuất, tiêu dùng với một số sản phẩm nhựa sử dụng 1 lần.

Nghiên cứu các mô hình về quản lý chất thải nhựa

Nghiên cứu thực hiện thí điểm các cơ chế tuần hoàn rác thải

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân phân loại chất thải nhựa sử dụng 1 lần

Thúc đẩy các sáng kiến, sự tham gia của các hiệp hội nhằm giảm thiểu và tái sử dụng chất thải rắn

Nghiên cứu xu hướng xả thải chất thải nhựa từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đến năm 2030

Đề xuất cơ chế, chính sách quản lý chất thải nhựa phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Ngoài ra, Bộ TN&MT cũng dự kiến giao Tổng cụ Biển và Hải đảo Việt Nam xây dựng và vận hành Trung tâm Quốc tế về rác thải nhựa đại dương. Xây dựng hệ thống kiểm soát rác thải nhựa từ đất liền ra biển và các hoạt động trên biển. Bên cạnh đó, Tổng cục có trách nhiệm tổ chức khảo sát và thực hiện. Quan trắc và phân tích thí nghiệm phục vụ nghiên cứu, giám sát rác thải nhựa đại dương, kiểm soát ô nhiễm môi trường trên biển, hải đảo.

Theo Báo Tài nguyên và Môi trường

Hỗ trợ khách hàng

saithanh.moitruong@gmail.com

0867 836 526

Gọi ngay
Chat zalo
Báo giá bao-gia