NHIỀU CƠ SỞ THU MUA PHẾ LIỆU PHỚT LỜ THỦ TỤC MÔI TRƯỜNG

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có nhiều cơ sở thu mua phế liệu thiếu thủ tục về môi trường theo quy định của pháp luật song vẫn ngang nhiên hoạt động. Những cơ sở này không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao.

Phế liệu, chất thải nguy hại ngổn ngang

Thu mua phế liệu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo quy định của pháp luật, những hộ thu mua phế liệu trước khi hoạt động phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường (BVMT) trình UBND cấp xã, huyện xác nhận tùy theo quy mô để có căn cứ pháp lý thực hiện các giải pháp BVMT. Tuy nhiên, hiện trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều cơ sở hoạt động đã lâu nhưng không chấp hành quy định.

Tìm hiểu tại huyện Việt Yên được biết, thời điểm này, trên địa bàn huyện có khoảng 60 điểm thu mua song gần một nửa chưa lập cam kết, kế hoạch BVMT. Đơn cử như cơ sở thu mua phế liệu của chị Nguyễn Thị Lư, tổ dân phố Phúc Lâm, thị trấn Nếnh (Việt Yên). Gia đình chị từ tỉnh Bắc Ninh sang thị trấn Nếnh thuê đất mua bán phế liệu đã nhiều năm.

Tại đây, phế liệu gồm các loại bao bì, vỏ chai, lọ, bìa các tông, chậu nhựa vỡ, làn nhựa hỏng, thậm chí cả rác thải nguy hại như ti vi, nồi cơm điện, lò vi sóng, quạt điện, bình nóng lạnh hỏng để lẫn lộn. Trong khi theo quy định, chất thải nguy hại buộc phải để tron thùng kín có nắp đậy và chỉ những tổ chức có những tổ chức có giấy phép mới được thu gom, xử lý.

Tại huyện Tân Yên có 40 điểm thu gom phế liệu song chỉ có hơn 2 số cơ sở thực hiện các thủ tục về môi trường. TP Bắc Giang có 54 điểm thu mua phế liệu nhưng cũng chỉ gần một nửa số cơ sở có thủ tục về môi trường.

Cơ sở thu mua phế liệu Sơn Chiêm, phường Thọ Xương, TP Bắc Giang chưa có thủ tục về môi trường theo quy định.
Cơ sở thu mua phế liệu Sơn Chiêm, phường Thọ Xương, TP Bắc Giang chưa có thủ tục về môi trường theo quy định.

Cơ sở thu mua phế liệu Sơn Chiêm, phường Thọ Xương là ví dụ. Điểm thu mua này đổ đống chất thải nguy hại là ti vi hỏng, một số thiết bị điện tử chứa thủy ngân… lẫn với các phế liệu thông thường, vi phạm quy định về môi trường. Một số hộ dân sinh sống gần đó phản ánh, cơ sở thu mua phế liệu trên ngày nắng thì bụi bẩn, ngày mưa nước bẩn chảy lênh láng rất ô nhiễm.

Tại các huyện: Yên Dũng, Hiệp Hòa, Lạng Giang… cũng có nhiều hộ kinh doanh phế liệu tự phát, không có thủ tục về môi trường. Theo số liệu rà soát chưa đầy đủ của các huyện, TP, toàn tỉnh có hơn 200 điểm thu mua phế liệu, trong đó chỉ có khoảng 1/3 số cơ sở có thủ tục về môi trường, còn lại là phớt lờ thủ tục này.

Xử lý dứt điểm vi phạm

Thực tế, các cơ sở thu mua phế liệu hình thành đã góp phần tạo việc làm, thu nhập cho nhiều người dân, ở khía cạnh khác còn làm sạch môi trường. Thế nhưng, những cơ sở hình thành tự phát, không tuân thủ các quy định khiến môi trường ô nhiễm, nhất là những cơ sở để lẫn rác phế liệu với chất thải nguy hại.

Nhiều ý kiến cho rằng, để xảy ra tình trạng trên trước hết là do chủ cơ sở không muốn tốn kém kinh phí lập và thực hiện các giải pháp BVM theo kế hoạch. UBND cấp xã và cấp huyện được giao nhiệm vụ quản lý cơ sở thu mua phế liệu xong chưa làm tròn trách nhiệm trong công tác kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý nghiêm vi phạm.

Năm nay, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ kiểm tra việc thực hiện quy định về bảo vệ môi trường tại các huyện, TP, nhất là những địa phương có nhiều điểm tập kết phế liệu. Những cơ sở thiếu thủ tục về môi trường, gây ô nhiễm, Sở đề nghị các huyện, TP thiết lập hồ sơ xử lý dứt điểm.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch UBND phường Thọ Xương cho biết hiện ông chưa nắm rõ cơ sở thu mua phế liệu Sơn Chiêm đã lập kế hoạch BVMT hay chưa.

Còn đại diện lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Bắc Giang cho biết, cơ sở thu mua phế liệu Sơn Chiêm đã lập kế hoạch BVMT hay chưa.

Còn đại diện lãnh đạo Phòng

Tài nguyên và Môi trường TP Bắc Giang cho biết, cơ sở thu mua phế liệu này hoạt động đã nhiều năm song vẫn thiếu thủ tục về môi trường, chưa xử lý được dứt điểm.

Theo quy định, UBND xã, phường và phòng chuyên môn cấp huyện, TP có trách nhiệm hướng dẫn hộ dân thực hiện thủ tục này trước khi đi vào hoạt động.

Trước thực trạng trên, để nâng cao hiệu quả công tác BVMT, nhất là xử lý rác thải theo tinh thần Chỉ thị số 17 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND các huyện, TP cần khẩn trương kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện Luật BVMT đối với các cơ sở thu mua phế liệu.

Trước hết, các huyện, TP yêu cầu các cơ sở này ký cam kết, lập kế hoạch BVMT và đầu tư đầy đủ trang thiết bị xử lý nước thải, rác thải theo quy định không để tác động xấu đến môi trường. Đồng thời xử phạt nghiêm tổ chức, cá nhân kinh doanh không có giấy phép, thiếu thủ tục về môi trường, giải tỏa phế liệu tập kết sai quy định gắn với hậu kiểm.

Ông Nguyễn Thế Huy, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Yên cho biết, tới đây, UBND huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn, các xã, thị trấn kiểm tra, rà soát đầy đủ các cơ sở thu mua phế liệu để hướng dẫn lập thủ tục về môi trường, phòng, chống cháy, nổ.

Địa phương quy trách nhiệm cho người đứng đầu cấp xã nếu buông lỏng quản lý đối với các cơ sở này. Còn theo ông Vũ Văn Tưởng, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, năm nay, Sở sẽ kiểm tra việc thực hiện nội dung này tại các huyện, TP, nhất là những địa phương có nhiều điểm tập kết phế liệu. Những cơ sở thiếu thủ tục về môi trường, gây ô nhiễm Sở đề nghị các huyện, TP thiết lập hồ sơ xử lý dứt điểm. Đồng thời tăng cường công tác hậu kiểm, yêu cầu chấp hành nghiêm, trường hợp cố tình vi phạm sẽ buộc giải tỏa.

Theo Môi trường & Đô thị

Hỗ trợ khách hàng

saithanh.moitruong@gmail.com

0867 836 526

Gọi ngay
Chat zalo
Báo giá bao-gia