Những sáng kiến về thu gom rác

Với mục tiêu tích cực tuyên truyền và đẩy mạnh thực hiện các biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa trên biển, nhiều địa phương xuất hiện những sáng kiến hay về thu gom rác.

Bẫy rác trên biển từ ngư cụ cũ

Bẫy rác trên biển
Bẫy rác trên biển

Tại thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), nhóm Làng chài bình yên khơi nguồn ý tưởng “Thu gom rác đại dương bằng tri thức địa phương” từ nghề lưới đăng truyền thống của ngư dân địa phương.

Nhóm Làng chài bình yên sử dụng bẫy làm từ ngư cụ cũ, dựa vào sóng, gió và dòng hải lưu để gom rác trôi nổi, kết hợp mô hình du lịch trải nghiệm nhặt rác lặn ngắm san hô, góp phần giảm rác thải nhựa đại dương trên dọc bờ biển và các đảo ở Việt Nam, đặc biệt là vùng biển Nam Trung Bộ.

Ở đây, lưới đánh cá cũ được cải tiến thành bẫy rác, chiều rộng 5m, có thể duy trì độ sâu từ 3-4m bởi lớp viền chì bên dưới, phía trên có phao nổi để giữ mép lưới luôn trên bề mặt, chặn được rác nhựa trôi trên tầng mặt. Túi thu rác được cải tạo để rác và nhựa dễ dàng cuốn vào và khó đẩy ra.

Bẫy rác từ ngư cụ cũ

Ngư dân hoặc người phụ trách có thể đổ rác vào thuyền và mang vào đất liền. Hiện, Nhóm làm bẫy rác ở bãi Kỳ Co (Nhơn Lý-Quy Nhơn) có chiều dài bẫy là 200m và đặt cách bờ bán đảo khoảng 500m với 3 túi rác do lực nước đủ mạnh để chia nhỏ túi rác theo chiều dài, giảm sức thu gom.

Khối lượng rác thu được biến động theo mùa, lịch trình thu gom hằng ngày phụ thuộc thói quen và quan sát của người dân và người phụ trách thu gom.

Sau thành công ban đầu, nhóm đang có kế hoạch mở rộng ra những vùng biển khác, trước mắt là Cù Lao Chàm (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam). Ngoài ra, nhóm còn đang lên ý tưởng mở khóa “Giáo dục sinh tồn ngoài biển” cho đối tượng là học sinh phổ thông.

Rô bốt với sứ mệnh thay đổi nhận thức về môi trường

Nhóm Storm (áo xanh) và robot Biya - thùng rác biết nói chuyện với người dùng.
Nhóm Storm (áo xanh) và robot Biya – thùng rác biết nói chuyện với người dùng.

Robot có tên Biya do các nhà khoa học trẻ đến từ Đại học Đà Nẵng chế tạo. Biya là robot trí tuệ nhân tạo có 3 ngăn thu rác thải nhựa và trò chuyện, cung cấp thông tin về môi trường, du lịch để nâng cao nhận thức của người phát thải.

Robot có thể điều chỉnh kích thước và hình dạng cổng nhận rác. Trước hết, nhóm đặt loại Daddy-Biya ở địa điểm cầu cảng. Trong tương lai, nhóm đặt Baby-Biya ở trường học và đặt Biya ở biển Cửa Đại và các địa điểm du lịch khác.

Máy vớt rác trên sông

Máy thu gom rác tự động trên mặt nước.
Máy thu gom rác tự động trên mặt nước.

Ở Thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam), nhóm Green River thiết kế và thi công máy thu gom rác WSCA1.0 tự động trên mặt nước, dần phát triển thành chiếc máy thu gom rác thông minh.

Máy vớt rác WSCA1.0 hoạt động trên mặt nước sông, hồ tĩnh và mặt biển sóng nhẹ  với chức năng chính là thu những rác nhựa và rác trôi nổi trên bề mặt nước.

Chiếc máy này có thể chứa 50-75kg rác/1 lần, sử dựng năng lượng mặt trời, điều khiển từ xa thông qua sóng wifi, nâng cấp định vụ GPS tự tìm rác, được tích hợp bộ điều khiển không dây từ xa thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh.

Năm 2020, nhóm đã thực hiện dự án “Cham Green Ocean” nhằm giảm thiểu rác thải nhựa trên biển bằng phương pháp công nghệ, đổi mới sáng tạo. Mục tiêu năm 2022 chế tạo 5 máy thu gom rác trên diện rộng. Đến năm 2025, dự án giải quyết 70% rác thải nhựa tại Cù Lao Chàm.

Theo Minh Nguyễn – Tạp chí điện tử của Bộ TN&MT

Hỗ trợ khách hàng

saithanh.moitruong@gmail.com

0867 836 526

Gọi ngay
Chat zalo
Báo giá bao-gia