Quản lý bao bì bền vững để bảo vệ môi trường

Rác thải bao bì khi thải ra môi trường sẽ tác động trực tiếp đến môi trường, chất lượng cuộc sống, sức khỏe con người, hệ sinh thái và các loài sinh vật.

Thúc đẩy quản lý bao bì bền vững

Để góp phần đưa Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 đi vào cuộc sống kể từ ngày 1/1/2022, trở thành “chìa khóa” thúc đẩy phát triển theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chiều 8/12, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) và Nestle Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác về tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và thúc đẩy quản lý bao bì bền vững.

Phó Tổng cục Môi trường Nguyễn Hưng Thịnh cho biết thế giới đang trải qua những tác động cộng hưởng, ảnh hưởng nặng nề với mức độ và quy mô chưa từng có của các vấn đề toàn cầu như: Đại dịch COVID-19; biến đổi khí hậu; cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; ô nhiễm môi trường, nhất là rác thải.

Dẫn báo cáo của Liên hợp quốc, ông Thịnh nhấn mạnh cứ mỗi phút có 1 triệu chai nhựa được tiêu thụ trên toàn thế giới thì có khoảng 8 triệu tấn nhựa được thải vào các đại dương mỗi năm, trong đó 40% nhựa được sản xuất là bao bì và loại bỏ sau một lần sử dụng. Đại dịch COVID-19 cũng đã làm gia tăng sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần bao gồm khẩu trang, găng tay và bao bì thực phẩm, đồ uống…

Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có hơn 1,8 triệu tấn rác thải nhựa được thải ra môi trường nhưng chỉ 27% số rác được tái chế, tận dụng bởi các cơ sở, doanh nghiệp.

Bao bì nhựa và túi ni lông vẫn đang được sử dụng ở các nhãn hàng Việt Nam.
Bao bì nhựa và túi ni lông vẫn đang được sử dụng ở các nhãn hàng Việt Nam.

Hiện nay, việc quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam đang là vấn đề bức thiết, bởi rác thải nhựa, rác thải bao bì khi thải ra môi trường sẽ tác động trực tiếp đến môi trường, chất lượng cuộc sống, sức khỏe con người, hệ sinh thái và các loài sinh vật.

“Nhằm góp phần đưa Luật Bảo vệ môi trường 2020 đi vào cuốc sống, phát huy hiệu quả, thỏa thuận hợp tác này là dịp để nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của chủ thể trong công tác bảo vệ môi trường, nhất là cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội trong việc thúc đẩy các sáng kiến, mô hình phát triển kinh tế tuần hoàn; quản lý bao bì bền vững theo chu trình khép kín từ thiết kế, sản xuất bao bì từ vật liệu tái chế, thân thiện môi trường, cho đến các giải pháp thu gom, tái chế và tái sử dụng bao bì trong tương lai,…” ông Thịnh nhấn mạnh.

Bao bì bền vững giảm tối đa tác động đến môi trường

Bao bì bền vững là sự phát triển và sử dụng bao bì có thể tái chế, tái sử dụng và được làm từ các nguồn tài nguyên hoặc vật liệu tái tạo nhanh chóng. Hoạt động này làm giảm tác động môi trường và dấu chân sinh thái của chất thải sản phẩm tiêu dùng.

Quản lý bao bì bền vững, bao bì tái chế cũng chú trọng đến việc bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng.
Quản lý bao bì bền vững, bao bì tái chế cũng chú trọng đến việc bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng.

Đồng thời việc sử dụng bao bì tái chế cũng chú trọng đến việc bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng, hạn chế tối đa tác động của các chất hóa học ảnh hưởng đến sức khỏe khách hàng. Cụ thể những lợi ích mà bao bì bền vững đóng góp cho môi trường:

Giảm bớt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch: Bao bì xanh cố gắng sử dụng ít năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch nhất có thể để giảm lượng khí thải carbon trong quá trình sản xuất bao bì.

Giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên: Bằng cách thiết kế bao bì tối thiểu, các nhà sản xuất bao bì xanh giúp giảm tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên. Việc cắt giảm này giúp đảm bảo các nguồn tài nguyên sẽ vẫn còn trên hành tinh của chúng ta cho các thế hệ tương lai.

Tăng cường sử dụng các sản phẩm tái chế: Chúng ta càng có thể tái chế nhiều vật liệu sau khi tiêu dùng, chúng ta càng lãng phí ít năng lượng hơn và ít tài nguyên hơn vào việc tạo ra bao bì hoàn toàn mới. Các sản phẩm tái chế sử dụng ít nước hơn và ít năng lượng hơn so với các sản phẩm hoàn toàn mới. Bao bì xanh thường cố gắng đáp ứng các mục tiêu như sử dụng 100% các sản phẩm giấy tái chế sau tiêu dùng và nhựa tái chế.

Các phương pháp sản xuất tiết kiệm năng lượng hơn: Thay vì dựa vào nhiên liệu hóa thạch, bao bì xanh cố gắng sử dụng năng lượng thay thế, chẳng hạn như năng lượng gió hoặc năng lượng mặt trời.

Tăng cường sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo: Ví dụ, thay vì sử dụng giấy có nguồn gốc từ việc chặt cây, một số nhà sản xuất bao bì xanh sử dụng giấy có nguồn gốc từ sợi nông nghiệp để thay thế.

Đại dương sạch hơn và an toàn hơn: Đặc biệt, bao bì nhựa nổi tiếng là có hại cho sinh vật biển. Theo nhóm phi lợi nhuận Plastic Oceans International, hơn 8 triệu tấn nhựa được đổ vào đại dương của chúng ta mỗi năm. Kết quả của việc đổ rác này, các nhà sinh vật học đã tìm thấy một trong số ba loài động vật có vú biển vướng vào nhựa, và đáng kinh ngạc là 90% loài chim biển có mảnh nhựa nằm trong dạ dày của chúng. Việc sử dụng các nguồn đóng gói thay thế sẽ giúp giảm thiểu những điều kiện đáng tiếc này.

Hỗ trợ khách hàng

saithanh.moitruong@gmail.com

0867 836 526

Gọi ngay
Chat zalo
Báo giá bao-gia