Xử lý, tái chế rác thải ở nông thôn

Hiện nay, lượng rác thải phát sinh ở khu vực nông thôn tương đối lớn. Ước tính khoảng 13 triệu tấn rác thải/năm. Theo thống kê của Bộ TN&MT, tỷ lệ thu gom còn thấp, chỉ đạt khoảng 40 – 50%. Tỷ lệ tái chế cũng chỉ mới dừng ở 3,24%. Để giải quyết vấn đề này, Bộ TN&MT đã xây dựng kế hoạch trọng tâm, đẩy mạnh thực hiện công tác thu gom, xử lý rác thải ở nông thôn trong những năm tới.

Gian nan xử lý rác

Đến nay đã có khoảng 50% các xã trong toàn quốc thành lập tổ thu gom chất thải sinh hoạt. Tuy nhiên, tỷ lệ thu gom chưa giải quyết cơ bản lượng rác phát sinh. Do vậy, rác vẫn tràn ngập ở khắp nơi công cộng, ao, hồ,…… Theo thống kê có khoảng 60% số thôn hoặc xã tổ chức thu dọn định kỳ.

Đơn cử tại Bắc Ninh, mỗi ngày ở vùng nông thôn thải ra gần 400 tấn CTRSH. Tuy nhiên, chỉ có khoảng hơn 20% số rác thải này được thu gom và xử lý đúng quy định. Tại Tuyên Quang, chất thải phát sinh khoảng 202 tấn/ngày. Tỷ lệ thu gom ở đây chỉ đạt khoảng 30%, tương đương 60,6 tấn/ngày. Thu gom không triệt để dẫn đến tình trạng có nơi 5 ngày mới thu gom một lần. Riêng tại khu vực vùng sâu, vùng xa, những địa phương còn khó khăn của tỉnh vẫn còn phổ biến tình trạng xả CTRSH ngay tại vườn hoặc vứt ra sông,….

Đôn đốc địa phương triển khai các giải pháp thu gom và xử lý rác

Ông Nguyễn Thượng Hiền, P.Tổng cục trưởng TCMT cho biết: Vấn đề xử lý rác thải ở nông thôn hiện nay đang gặp nhiều bất cập. Chất thải sinh hoạt nông thôn chưa được quan tâm đúng mức. Khó khăn trong việc lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp với đặc điểm KTXH, điều kiện tự nhiên của từng vùng miền. Hiện nay, có khoảng 71% CTRSH được xử lý theo hình thức chôn lấp. Khoảng 16% được xử lý tại các nhà máy chế biến sản xuất phân compost. 13% CTRSH được xử lý bằng phương pháp đốt. Trong khi đó, còn những BCL chất thải không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật vẫn phát sinh.

Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

Đến năm 2025, phải thu gom, vận chuyển và xử lý 80% lượng CTRSH phát sinh tại KDC nông thôn. Tận dụng tối đa lượng chất thải hữu cơ để tái sử dụng, tái chế, làm phân compost. Hoặc tự xử lý tại các hộ gia đình thành phân compost. 95% các BCL chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn đã đóng cửa được cải tạo. Phấn đấu 100% các BCL chất thải tự phát không thuộc quy hoạch phải được xử lý đảm bảo yêu cầu BVMT. Việc đầu tư xây dựng mới cơ sở xử lý CTRSH phải đảm bảo tỷ lệ chôn lấp sau xử lý <20%.

Để đẩy mạnh quản lý rác thải nông thôn, Bộ TN&MT đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2021, đó là:

Tổ chức triển khai Chỉ thị 41/CT-TTg ngày 1/12/2020 của Thủ tướng về giải pháp cấp bách tăng cường quản lý CTR.

Đôn đốc các địa phương triển khai các giải pháp cụ thể để thu gom và xử lý rác. Các địa phương phải rà soát lại các quy hoạch quản lý chất thải hiện có, có kế hoạch. Lộ trình để chấm dứt việc đầu tư xử lý CTRSH quy mô cấp xã. Khuyến khích việc đầu tư các cơ sở xử lý CTRSH quy mô liên xã, liên huyện phù hợp với QHBVMT, quy hoạch tỉnh. Chấm dứt việc sử dụng các lò đốt CTRSH không đáp ứng yêu cầu BVMT hiện nay.

Bên cạnh đó, Bộ sẽ rà soát, sửa đổi Quy chuẩn Việt Nam 61-MT: 2016/BTNMT – QCKTQG về lò đốt CTRSH. Tập trung sửa đổi các QCKTQG về môi trường trong xử lý CTR theo hướng nghiêm ngặt hơn. Đồng thời, xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình thu gom, phân loại rác thải tại nguồn theo hướng làm thí điểm tại các địa phương có các điều kiện KT- XH khác nhau. Trên cơ sở đó nhân rộng cho các địa phương có điều kiện tương tự. Công bố danh mục công nghệ xử lý CTRSH; xây dựng hướng dẫn kỹ thuật về thu gom, phân loại rác thải tại nguồn phù hợp với vùng, miền khu vực nông thôn.

Hỗ trợ khách hàng

saithanh.moitruong@gmail.com

0867 836 526

Gọi ngay
Chat zalo
Báo giá bao-gia