Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, thiết bị ngành công nghiệp môi trường Việt Nam

Chiều ngày 19/11, tại Đà Nẵng, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội tổ chức Hội thảo “Tăng cường năng lực bảo vệ môi trường và thúc đẩy chuyển giao công nghệ, thiết bị ngành công nghiệp môi trường Việt Nam”.

Tham dự Hội thảo có TS Trần Văn Lượng – Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Môi trường Việt Nam; ông Nguyễn Hữu Tiến – Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO) cùng đại diện các Sở TN&MT TP. Đà Nẵng, Sở Công thương TP. Đà Nẵng, Cục Bảo vệ môi trường miền Trung – Tây Nguyên; Hiệp hội tái chế Việt Nam và các doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường.

TS Trần Văn Lượng - Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Môi trường Việt Nam phát biểu tại Hội thảo.
TS Trần Văn Lượng – Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Môi trường Việt Nam phát biểu tại Hội thảo.

Những năm gần đây, việc quản lý và xử lý an toàn chất thải, nhất là nghiên cứu các công nghệ xử lý chất thải; phát triển ngành môi trường nhằm giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường và hạn chế các tác động xấu tới sức khỏe của con người, là một trong những vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay.

Ông Tống Việt Dũng - Phó Giám đốc Công ty cổ phần Vật tư thiết bị môi trường 13 (URENCO-13) chia sẻ về công nghệ xử lý rác y tế không đốt.
Ông Tống Việt Dũng – Phó Giám đốc Công ty cổ phần Vật tư thiết bị môi trường 13 (URENCO-13) chia sẻ về công nghệ xử lý rác y tế không đốt.

Ngày 13/02/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 192/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2025”.

Do vậy, bức tranh về doanh nghiệp môi trường cũng có những thay đổi quan trọng với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần, trong nước, ngoài nước, tư nhân và nhiều hình thức liên kết với quy mô ngày càng lớn.

Ngày nay ngành môi trường không mang tính công ích thuần túy mà ngày càng thể hiện rõ tính kinh tế trong các hoạt động của nó, đặc biệt khi chuyển từ cách tiếp cận “xử lý cuối đường ống”, xử lý chất thải sang cách tiếp cận ngăn ngừa ô nhiễm tại nguồn, đồng thời coi chất thải như tài nguyên để tái sử dung tạo ra các giá trị mới.

Tổng thể quang cảnh Hội thảo.
Tổng thể quang cảnh Hội thảo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS Trần Văn Lượng cho rằng thời gian qua chúng ta có những “cư xử” với rác thải chưa đúng với bản chất vấn đề. Chính vì thế rác thải luôn là vấn đề nhức nhối ở nhiều địa phương.

Hiệp hội Công nghiệp Môi trường Việt Nam nhất trí với quan điểm rằng song song với công tác bảo vệ môi trường và kiểm soát tốt chất thải, rác thải công nghiệp thì vấn đề công nghiệp cũng là yếu tố rất quan trọng để đáp ứng nhu cầu bảo vệ môi trường trong nước.

“Hội thảo nhằm mục đích để các thành viên trong Hiệp hội trình bày những khó khăn, vướng mắc với các cơ quan quản lý nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp môi trường phát triển. Đây cũng là cơ hội để các thành viên Hiệp hội giới thiệu những sản phẩm, thiết bị, công nghệ đặc thù trong lĩnh vực này, nhất là trong lĩnh vực xử lý rác thải y tế đang rất nóng bỏng như hiện nay.

Hiệp hội cam kết sẽ là đầu mối để kết nối công nghệ giữa các doanh nghiệp  môi trường, xử lý rác thải” – TS Trần Văn Lượng nói.

Ông Nguyễn Hữu Tiến - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO) chia sẻ với Sở TN&MT Đà Nẵng các công nghệ thu gom, vận chuyển rác.
Ông Nguyễn Hữu Tiến – Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO) chia sẻ với Sở TN&MT Đà Nẵng các công nghệ thu gom, vận chuyển rác.

Tại Hội thảo, đại diện các Công ty môi trường đô thị đã chia sẻ nhiều công nghệ, cơ chế xử lý rác thải, công nghệ đốt rác phát điện qua các tham luận.

Chẳng như “Ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường trong xử lý rác thải y tế không đốt” của Công ty URENCO; “Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp đốt – thu hồi năng lượng” của Công ty CP Năng lượng Môi trường Thiên Ý…

Đây là những công nghệ xử lý rác sử dụng bền vững tài nguyên và phục hồi môi trường phù hợp với điều kiện của Việt Nam và xu hướng của thế giới. Các sản phẩm công nghiệp này cũng có ưu thế giúp giảm số lượng nhân công, hạn chế sự tham gia trực tiếp của con người, hiệu quả sản xuất cao.

Theo Lan Anh – Báo Tài nguyên & Môi trường

Hỗ trợ khách hàng

saithanh.moitruong@gmail.com

0867 836 526

Gọi ngay
Chat zalo
Báo giá bao-gia