Kiểm tra và thu giữ 40 tấn hàng có dấu hiệu vi phạm

Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp Công an TP Hà Nội tiến hành tổng kiểm tra các kho chứa hàng. Tại đây thu giữ hàng trăm nghìn sản phẩm, chủ yếu là mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thời trang và gia dụng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Các mặt hàng này được kinh doanh chủ yếu trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT).

hang-lau
QLTT thu giữ lô hàng bị vi phạm

Tổng cục QLTT cho biết, từ sáng sớm 22-6, lực lượng QLTT và Công an khu vực đã có mặt tại  nhiều điểm tập kết hàng hóa để tiến hành kiểm tra.  Cụ thể một Kho ở xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, do ông Trần Tiến Quang đứng tên chủ kho thuê. Ông Quang nhập các mặt hàng từ Hàn Quốc, Nhật Bản về Việt Nam qua Cảng Hải Phòng. Toàn bộ số hàng, đưa về tập kết tại kho hàng có địa chỉ tại Ngọc Đà, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Tại đây, hàng hóa được xé lẻ, vận chuyển bằng xe tải về tập kết tại một số điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội để tiêu thụ, kiếm lời.

Kho hàng hóa tại Hưng Yên chứa hơn 93.000 sản phẩm không hóa đơn, chứng từ.

Tại địa bàn Hưng Yên, hàng hóa chủ yếu được tiêu thụ qua các nền tảng TMĐT; Đặc biệt là livetreams bán hàng. Việc giao dịch thông qua các ứng dụng trên điện thoại như zalo, viber.

Kiểm đếm hiện trường, lực lượng chức năng đã ghi nhận 93.400 đơn vị sản phẩm.  Chủ yếu mỹ phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng và rượu do nước ngoài sản xuất. Toàn bộ số hàng hóa đều không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.

Cùng thời gian trên, các mũi tấn công tiến hành kiểm tra bảy điểm kinh doanh.Tổng kho nằm rải rác ở các vị trí khác nhau trên địa bàn thành phố Hà Nội.

                                      Lực lượng quản lý TT đang tiến hành kiểm tra hàng hóa.

Ập vào kho chứa hàng tại ngõ 691 đường Bát Khối, quận Long Biên, Hà Nội do ông Bùi Quyết Thắng làm chủ. Tại đây lực lượng chức năng ghi nhận hàng trăm mặt hàng. Chúng gồm các sản phẩm thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc, hàng tiêu dùng thiết yếu được chất thành từng đống. Bên cạnh đó là một lượng lớn hàng hóa đã được đóng gói cẩn thận. Những lô hàng này sắp sửa vận chuyển đi. Chúng đã được dán tên, địa chỉ, số điện thoại người nhận trên bao bì đóng gói.

Kiểm đếm tại hiện trường, Đội QLTT số 14 đã thu giữ gần 3.200 sản phẩm. Chúng gồm mỹ phẩm, thực phẩm do nước ngoài sản xuất. Các mặt hàng này cũng không có hoá đơn chứng từ, với trị giá ước tính gần 400 triệu đồng.

Tại “Shop Thủy Top” ở Long Biên, Hà Nội thuộc sở hữu của ông Bùi Quyết Thắng. Lực lượng chức năng ghi nhận 495 sản phẩm quần, áo, thắt lưng các nhãn hiệu Gucci, Chanel, LV…;Có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam. Lô hàng có trị giá khoảng 60 triệu đồng. Tại đây cũng có đủ các dụng cụ phục vụ livetreams. Nhân viên cửa hàng cho biết, chương trình livetreams tại cửa hàng được thực hiện vào buổi tối.

Phần lớn hàng hóa được cơ sở kinh doanh trên nền tảng TMĐT, chủ yếu là facebook. Hai facebook thường xuyên được sử dụng là ““Thủy Top Rẻ và Đẹp” và “Shop thủy top”.

Lực lượng chức năng cũng đã tổng tấn công nhiều Kho chứa hàng khác tại nhiều khu vực. Có những lô hàng có giá trị ước tính hơn 5,5 tỷ đồng. QLTT sẽ tiến hành thu giữ các hàng hóa không rõ nguồn gốc này.

Theo ông Lê Việt Phương, Đội trưởng Đội QLTT số 14, Cục QLTT Hà Nội đây là một trong những vụ kiểm tra có quy mô lớn có tính chất liên tỉnh. Tại thời điểm kiểm tra đa phần chủ cơ sở không xuất trình được các giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa.

Với tám địa điểm được kiểm tra ngày 22-6, lực lượng QLTT đã thu giữ khoảng 40 tấn hàng. Chúng gồm 123.425 sản phẩm mang dấu hiệu vi phạm. Chiều tối 22-6, các mũi kiểm tra vẫn đang tiếp tục tiến hành các thủ tục tạm giữ, di chuyển hàng hóa về kho. Hàng hóa tiếp tục được xác minh, làm rõ các dấu hiệu vi phạm để tiến hành xử lý.

Theo Báo Nhân Dân

Hỗ trợ khách hàng

saithanh.moitruong@gmail.com

0867 836 526

Gọi ngay
Chat zalo
Báo giá bao-gia