Việt Nam thành công với giải pháp trung hòa nhựa?

Không nằm ngoài “cuộc chiến” với rác thải nhựa, Việt Nam đã và đang thực thi nhiều chiến lược để giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ môi trường. Cùng với thịnh vượng về kinh tế, Việt Nam hướng đến mục tiêu bền vững về môi trường.

Chiến lược trung hòa nhựa trên thế giới

Trung hòa nhựa là một giải pháp thu hút nhiều sự quan tâm, hoạt động trên nguyên tắc thu gom, sau đó tái chế lượng rác thải nhựa tương ứng với lượng sản phẩm nhựa được sử dụng trong bao bì hoặc sản phẩm trên thị trường được tái chế hoặc tái sử dụng. Khái niệm trung hòa nhựa này được giới thiệu nhằm ngăn rác thải nhựa chưa qua xử lý bị đưa ra môi trường và hệ sinh thái và khuyến khích việc xây dựng các hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm xử lý chúng.

Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa đang trở thành một trong những vấn đề bức thiết hàng đầu mà các quốc gia trên thế giới phải đối mặt. Các quốc gia đã đưa ra nhiều chiến lược cụ thể để có thể cải thiện những gam màu tối được bức tranh về rác thải nhựa.

Trung hòa nhựa là một giải pháp thu hút nhiều sự quan tâm.
Trung hòa nhựa là một giải pháp thu hút nhiều sự quan tâm.

Vào năm 2019, Đông Timo trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới thực hiện trung hòa nhựa, sau khi hợp tác với các nhà nghiên cứu Úc để xây dựng một nhà máy tái chế, điều này sẽ đảm bảo rằng không có nhựa qua sử dụng ở quốc gia Đông Nam Á này trở thành chất thải mà thay vào đó sẽ được tái chế thành các sản phẩm mới.

Song song, các nước như Malaysia và Philippines cũng đã phối hợp với các doanh nghiệp, tiêu biểu là tập đoàn Nestlé để thực hiện chiến lược trung hòa nhựa. 8 tháng sau lần đầu tiên đạt được trung hòa nhựa vào tháng 8/2020, Nestlé Philippines với sự giúp đỡ của các đối tác, đã thu gom và xử lý 18.000 tấn rác thải nhựa, giúp chúng không bị đưa vào các bãi chôn lấp hoặc rò rỉ ra các đại dương.

Việc Đông Timo và doanh nghiệp các nước đang hướng tới việc trung hòa về nhựa được hy vọng sẽ là bước đầu để các quốc gia châu Á khác và trên thế giới làm điều tương tự.

Không nằm ngoài cuộc chiến với rác thải nhựa, Việt Nam đã và đang thực thi nhiều chiến lược để giảm thiểu rác thải nhựa và bảo vệ môi trường.

Năm 2020, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường 2020, trong đó bổ sung quy định về giảm thiểu, tái sử dựng, tái chế và xử lý chất thải nhựa; Hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy; Khuyến khích sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa truyền thống.

Tháng 10 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1658/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc giá về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050.

Chiến lược đặt ra mục tiêu tổng quát là tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng xã hội; Hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa cacbon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

Việt Nam đã và đang thực thi nhiều chiến lược để giảm thiểu rác thải nhựa và bảo vệ môi trường.
Việt Nam đã và đang thực thi nhiều chiến lược để giảm thiểu rác thải nhựa và bảo vệ môi trường.

Bộ TN&MT đã chủ động phối hợp với các địa phương, các tổ chức chính trị – xã hội, doạnh nghiệp tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về chất thải nhựa và túi ni lông khó phân hủy.

Năm 2018, Bộ đã phát động phong trào “Chống rác thải nhựa”. Hưởng ứng phong trào này, nhiều hiệp hội, doanh nghiệp đã ký cam kết chống rác thải nhựa.

Tháng 6/2019, có 9 công ty hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng và bao bì đã cùng nhau đồng sáng lập nên Tổ chức Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) với mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn để biến rác thải thành tài nguyên thay vì thải ra môi trường.

Ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế – Bộ TN&MT, nhấn mạnh kinh tế tuần hoàn đang là một xu hướng hiện nay. Hơn thế nữa, trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) và kinh tế tuần hoàn có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Báo Công thương cho Biết, EPR được coi là một cơ chế hiệu quả, thành công và đem lại nhiều lợi ích to lớn về môi trường, xã hội và kinh tế, là chìa khóa thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn trên toàn cầu.

Ông Fausto Tazzi – Phó Chủ tịch Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) chia sẻ, hiện nay, không chỉ ở các nước phát triển mà nhiều Quốc gia đang phát triển đã triển khai áp dụng EPR.

Thực tế, các doanh nghiệp lớn đều mong muốn phát triển bền vững và sẵn sàng nguồn lực để xây dựng lộ trình phát triển, sản xuất bền vững, thân thiện với môi trường.

Với bối cảnh rác thải nhựa hiện nay, thật sự cần có những bước đi mạnh mẽ của doanh nghiệp trong thời gian sắp tới để có thể cải thiện được bức tranh về rác thải nhựa tại Việt Nam.

300 nhân viên Công ty Nestlé Việt Nam phối hợp cùng UBND thị trấn Phước Hải thu gom được hơn 1,1 tấn rác các loại.
300 nhân viên Công ty Nestlé Việt Nam phối hợp cùng UBND thị trấn Phước Hải thu gom được hơn 1,1 tấn rác các loại.

Là tập đoàn hàng đầu thế giới gắn kết và thấy hiểu địa phương, Nestle luôn thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Trong suốt 26 năm thành lập và phát triển, Nestlé Việt Nam đã tích cực phối hợp với Chính phủ Việt Nam trong mục tiêu giảm thiểu đáng kể chất thải nhựa ra môi trường trên đất liền và đại dương, chủ động đồng hành cùng Bộ TN&MT với những hành động cụ thể để thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường bền vững.

Cụ thể, Nestlé Việt Nam đã chuyển đổi sử dụng ống hút giấy có chứng nhận bảo vệ rừng bền vững FSC. Điều này giúp Nestlé giảm thiểu gần 700 tấn rác thải nhựa dùng trong sản xuất mỗi năm.

Năm 2021, Nestlé Milo đã đồng hành cùng Bộ TN&MT để phát động chiến dịch “Nói không với ống hút nhựa”, kêu gọi 98 triệu người dân Việt Nam chung tay hành động để chống rác thải nhựa.

Theo Nguyễn Linh – Báo Kinh tế Môi trường

Hỗ trợ khách hàng

saithanh.moitruong@gmail.com

0867 836 526

Gọi ngay
Chat zalo
Báo giá bao-gia